Bệnh thoát vị đĩa đệm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh thoát vị đĩa đệm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

  19/11/2018

  likima posting

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống. Mỗi đĩa đệm cột sống giống như một chiếc bánh donut, với một nhân nhầy nằm ở trung tâm. Thoát vị đĩa đệm hay còn gọi là trượt đĩa đệm... tên tiếng anh là disc herniation hay herniated disk.

Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Hầu hết các đĩa đệm bị thoát vị xuất hiện ở phần lưng dưới của bạn (cột sống thắt lưng), mặc dù chúng cũng có thể xuất hiện ở cổ, nhưng ít hơn. Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của đĩa đệm thoát vị là:

  • Đau cánh tay hoặc chân. Nếu mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng, bạn thường sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội nhất ở mông, đùi và bắp chân. Nó cũng có thể liên quan đến một phần của bàn chân. Nếu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cơn đau thường sẽ mạnh nhất ở vai và cánh tay. Cơn đau này có thể xảy ra ở cánh tay hoặc chân khi bạn ho, hắt hơi hoặc di chuyển cột sống của bạn vào những vị trí nhất định.
  • Tê hoặc ngứa ran. Người bệnh thoát vị đĩa đệm thường bị tê hoặc ngứa ran trong phần cơ thể được phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng.
  • Ốm yếu. Cơ bắp phục vụ bởi các dây thần kinh bị ảnh hưởng có xu hướng suy yếu. Điều này có thể khiến bạn vấp ngã hoặc làm giảm khả năng nâng hoặc giữ vật. (Theo: Mayo Clinic)

Bạn cũng có thể có một đĩa đệm bị thoát vị mà không biết nó - thoát vị đĩa đệm đôi khi xuất hiện trên hình ảnh cột sống của những người không có triệu chứng nào cả.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu cổ hoặc đau lưng của bạn di chuyển xuống cánh tay hoặc chân của bạn, hoặc nếu nó đi kèm với tê, ngứa ran hoặc yếu.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình lão hóa liên quan đến sự thoái hóa đĩa. Khi bạn già đi, đĩa cột sống của bạn mất đi một số lượng nước của chúng. Điều đó làm cho chúng ít linh hoạt hơn và dễ bị tổn thương và xé rách hơn với một chút căng thẳng hoặc xoắn.

Hầu hết mọi người không thể xác định nguyên nhân chính xác bị thoát vị đĩa đệm của họ. Đôi khi, sử dụng cơ lưng của bạn thay vì chân và cơ bắp đùi của bạn để nâng vật nặng có thể dẫn đến một đĩa đệm bị thoát vị. Hiếm khi, một cú ngã hoặc một cú đánh vào lưng có thể gây thoát vị đĩa đệm.

Các yếu tố rủi ro

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm:

  • Cân nặng. Trọng lượng cơ thể dư thừa làm tăng áp lực lên đĩa đệm ở lưng dưới của bạn.
  • Nghề nghiệp. Những người có công việc đòi hỏi về thể chất có nguy cơ cao hơn về các vấn đề về lưng. Lặp đi lặp lại các công việc nâng, kéo, đẩy, uốn ngang và xoắn cũng có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị.
  • Di truyền học. Một số người bị di truyền căn bệnh này.

Biến chứng bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Khi nhân nhày thoát ra khỏi vị trí ban đầu chèn vào các dây thần kinh khiến cho người bệnh chịu những cơn đau buốt. Tùy thuộc vào những nguyên nhân gây bệnh thì sẽ có những biến chứng thoát vị đĩa đệm khác nhau.

Gây teo cơ – biến dạng

Khi bị thoát vị đĩa đệm có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng cơ và chi tê liệt, lâu ngày dẫn đến tình trạng cơ – khớp co cứng và biến dạng.

Biến chứng này xảy ra là do lượng máu lưu thông hạn chế khi các dây thần kinh bị chèn ép. Vấn đề này gây ảnh hưởng nặng nề đến quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Đại, tiểu tiện không kiểm soát

Biến chứng của bệnh làm cho khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chính vì thế mà làm cho các dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn.

Khi đó có thể dẫn đến những biến chứng thoát vị đĩa đệm như làm cho người bệnh đại tiểu tiện không tự chủ được. Lúc đầu vùng xương cùng bị bí tiểu, rồi sau đó đái dầm và nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động…

Cản trở khả năng vận động

Ngoài những biến chứng gây đau nhức, bệnh nhân còn hạn chế khả năng vận động. Cụ thể, một số động tác như cúi người, vặn mình, đi nhanh, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, nằm sấp, nằm nghiêng một bên, nằm trên võng,… đều thực hiện rất khó khăn:

  • Trường hợp thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ. Có thể gây chèn ép các dây thần kinh cánh tay. Khiến các thao tác cầm nắm, nhấc tay, gập hay duỗi cánh tay bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Nếu đĩa đệm bị thoát vị nằm ở lưng, thắt lưng có thể làm ép dây thần kinh tọa. Gây đau kéo dài từ thắt lưng cho đến tận gót chân, khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

Ảnh hưởng tới thần kinh

Do vùng cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc. Nên khi bị thoát vị đĩa đệm có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương và gây đau nhức khó chịu.

Khi bệnh bước sang giai đoạn cục bộ thì biến chứng của thoát vị đĩa đệm gây nên các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Không chỉ gây đau ở vùng thắt lưng mà còn lan xuống tay chân. Đặc biệt là khi vận động hoặc làm việc nặng.

Gây bại liệt, tàn phế suốt đời

Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát vị chèn ép rễ thần kinh lâu ngày. Nếu tình trạng không được khắc phục kịp thời sẽ khiến máu ngừng lưu thông. Và không thể vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi tế bào. Từ đó gây mất cảm giác, tê liệt và tàn phế suốt đời.

Ngoài ra, một số biến chứng của thoát vị đĩa đệm khác như tê bì chân tay gây rối loạn cảm giác, tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn, xương cột sống cong vẹo, giảm chiều cao, dáng đi khập khiễng,...

Gây rối loạn cảm giác

Như đã nói ở trên bệnh thoát vị đĩa đệm làm tổn thương đến dây thần kinh do đó những vùng da ở vị trí tương ứng với vùng rễ dây thần kinh thường có cảm giác nóng lạnh và mất đi cảm giác tê bì chân tay. Đây cũng chính là biến chứng của thoát vị đĩa đệm thường gặp phải nếu không sớm chữa trị.

Thiểu năng tuần hoàn não

Khi đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường sẽ chèn ép vào hệ thống động mạch đốt sống thân nên gây ra thiếu máu nuôi dưỡng cho não.

Đặc biệt, hệ thống động mạch này cấp máu cho tiểu não, hành não, vùng chẩm nên bệnh nhân thường có biểu hiện đau đầu vùng chẩm và sau gáy lan lên đỉnh đầu, hoa mắt chóng mặt, mất thăng bằng, đi không vững, ù tai,…

Phòng ngừa

  1. Duy trì cân nặng cơ thể: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cách phòng tránh căn bệnh này tốt nhất là giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể đó là tập thể dục đều đặn mỗi ngày
  2. Vận động đúng cách: Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong sinh hoạt hằng ngày. Khi vác vật nặng, không để vặn cột sống mà nên gập gối, thẳng lưng, bê vật gần người nhất.
  3. Không hút thuốc: Khi hút thuốc lá sẽ gây giảm lưu lượng oxy cho đĩa đệm và ngăn cản chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi làm cho bị thoái hóa nhanh và khiến đĩa đệm bị thoát vị. Cho nên từ bỏ hút thuốc là cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm rất tốt.
  4. Không đứng lâu trong 1 tư thế: Nếu phải đứng lâu, nên dùng ghế tựa thấp để chân, thay đổi chân từng bên cứ 5-10 phút đặt lên ghế/lần. Nếu phải ngồi lâu. nên có thời gian nghỉ để tránh căng cứng các cơ. Khi ngồi làm việc có thể để gác chân cao hơn 1 chút so với háng. Dùng ghế xoay để hạn chế xoắn vặn cột sống. Tránh đi giày, guốc quá cao. Nên dùng giày dép vật liệu mềm.
  5. Mang vác đồ đúng tư thế: Việc nâng vật nặng sai tư thế là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm. Nên bạn cũng cần chú ý: Dùng lực ở chân để đẩy vật lên chứ không dược dùng lưng. Đứng sát với vật cần nâng, bàn chân trãi ra ngoài đủ để làm điểm tựa nâng vật lên dễ dàng. Từ từ ngồi xổm xuống, gập đầu gối, nâng vật lên bằng cách sử dụng cá cơ ở chân. Khi nâng vật lên, cần giữ vật gần cơ thể để giảm áp lực trên vùng lưng. Tránh uốn cong lưng để nâng vật, nâng vật quá với sức của mình, hãy tìm sự giúp đỡ từ người khác. Không nhấc bất cứ vật gì nặng trong vòng một giờ sau khi thức dậy, đặc biệt là những động tác xoắn và uốn vặn người.
  6. Thường xuyên tập thể dục: Bệnh sẽ xuất hiện sớm hơn ở những người không thường xuyên tập thể dục. Nếu không tập thể dục thường xuyên có thể làm cho cơ bắp lưng yếu đi và cứng lại, giảm khả năng vận động, tăng áp lực, chèn ép lên đĩa đệm phía sau lưng, và tăng nguy cơ mắc bệnh. Cho nên cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm chính là bạn nên thường xuyên tập thể dục. Khi tập sẽ giúp tăng cường các cơ quanh vùng cột sống cũng như cơ bắp ở lưng, vùng bụng, và chân, giúp giảm đau lưng hiệu quả. Cố gắng tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Bạn có lựa chọn những môn thể thao phù hợp như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội hoặc khiêu vũ.
  7. Khám sức khỏe định kì: Cuối cùng để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm triệt để bạn nên đi khám sức khỏe thường xuyên. Thường xuyên theo dõi sức khỏe bản thân, nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau ngột ngột, thường xuyên bị đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài thì cần đi đến chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Đồng thời, đối với người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm chưa chèn ép vào rễ thần kinh cũng cần quan tâm, theo dõi và điều trị kịp thời ngăn ngừa.

 

Nguồn: https://www.linkedin.com/pulse/benh-thoat-vi-dia-dem-nguyen-thi-hong-yen

Đóng góp ý kiến

TAGS :